Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Địa danh Tây Ninh có nghĩa là yên ổn về chính trị ở phía tây.
Mục lục
Địa hình
Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, tọa độ của tỉnh từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43″ đến 106022’48’’ kinh độ Đông, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
- Phía Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Nam giáp tỉnh Long An
- Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia
Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km với 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.
Địa hình Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh cũng là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986 m, cao nhất Nam Bộ Việt Nam, Núi Phụng: 435m, Núi Heo: 289m, Đồi 82 – Nghĩa Trang Liệt Sĩ Tân Biên: 82m), vùng gò đất và đồi thấp đỉnh rộng và bằng có lượn sóng yếu dao động từ 15m ở các huyện phía nam đến 115m tại thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng và rải rác trên Huyện Tân Châu (tuy nhiên độ cao trung bình toàn tỉnh chỉ trong khoảng 35m), vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi cao khoảng 1m…nhìn chung địa hình của Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ khác.
Khí hậu Tây Ninh
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà thuộc dạng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ tương đối ổn định, đầu mùa khô đến giữa mùa thời tiết thường se lạnh và khô hanh ở phía bắc và trung tâm ở mức ban đêm thường dưới 20°C ở tỉnh cuối mùa thời tiết nóng khô có thể lên trên 38 °C biên độ nhiệt ngày và đêm cao khoảng 10~14°C vào mùa mưa độ ẩm cao mưa nhiều nhiệt độ ban ngày thường ở mức 30~34°C và ban đêm ở mức 23~26 °C biên độ nhiệt thấp, với nhiệt độ trung bình năm là 25,5– 27 °C, thấp kỷ lục là 11,3 °C và cao kỷ lục là 40 °C và thấp nhất là 17,6 °C vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau cao nhất là 38 °C kéo dài từ tháng 4 đến tháng 5 ít thay đổi, Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau Dãy Trường Sơn chính vì vậy ít chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 6 -> 8 gió tây nam hoạt động mạnh kéo theo nhưng cơn bão, gió rất mạnh kèm theo mưa đá ở những vùng cao phía bắc và trung tâm và những yếu tố thuận lợi khác. Với lợi thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc[
Thổ Nhưỡng
Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại. Đất đai Tây Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm trên 84%, đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên
Sông Ngòi
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân.Cách thành phố Tây Ninh 20 km là điểm du lịch nằm tuyến liên hoàn giữa thành phố Tây Ninh – Toà thánh Tây Ninh – núi Bà Đen.Hồ có diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận. Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch. Ðến nơi đây, quý khách còn được thưởng thức các món ăn thủy sản của địa phương.
Lịch Sử Hình Thành Tỉnh Tây Ninh
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đồng thời đổi tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định.
Năm 1808, trấn Gia Định đổi lại đổi là thành Gia Định, gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên.
Năm 1832, vua Minh Mạng định tiếp tục tổ chức hành chánh ở Gia Định, từ 5 trấn chia thành 6 tỉnh gồm có Phiên An tỉnh thành (tức trấn Phiên An cũ), Tỉnh Biên Hòa (trấn Biên Hòa cũ), Tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ), Tỉnh Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), Tỉnh An Giang, Tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây Ninh thuộc Phiên An tỉnh thành.
Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành là tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa.
Phủ Tây Ninh: phía Bắc giáp Cao Miên (qua núi Chiêng, tức núi Bà Đen), phía Đông giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình, phía Nam giáp huyện Bình Dương phủ Tân Bình và huyện Cửu An phủ Tân An, nguyên là đạo Quang Phong. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), bỏ đạo lập phủ với tên gọi phủ Tây Ninh, quản lý 2 huyện (với 7 tổng có 56 làng xã):
Huyện Tân Ninh, lỵ sở kiêm phủ thành nằm ở thôn Khang Ninh (nay thuộc thành phố Tây Ninh), phía Bắc giáp Cao Miên (qua núi Chiêng), phía Đông giáp giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình, phía Nam giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình và huyện Quang Hóa cùng phủ Tây Ninh, phía Tây giáp huyện huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường và giáp nước Cao Miên. Huyện Tân Ninh, được đặt ra năm Minh Mạng thứ 17 (1836), theo Đại Nam nhất là quản lý 2 tổng (nhưng có lẽ là 3 tổng), là tổng Hàm Ninh Thượng và tổng Kiếm Hoa với 24 làng xã. Phần đất huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là địa phận phía Bắc của tỉnh Tây Ninh ngày nay (tức năm 2011) (thành phố Tây Ninh, huyện Tân Biên, huyện Châu Thành,…) và có thể bao gồm cả một phần đất phía Bắc của tỉnh Svay Rieng (khúc giữa tỉnh Svay Rieng) Campuchia, vì mô tả trên theo Đại Nam nhất thống chí: Tân Ninh còn tiếp giáp với cả huyện Kiến Hưng phủ Kiến An tỉnh Định Tường nhà Nguyễn, vốn chỉ nằm bên bờ Tây sông Vàm Cỏ Tây, cách địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày nay (phần từng là đất huyện Tân Ninh) qua địa bàn tỉnh Svay Rieng.
Năm 1890, sau khi lập Liên bang Đông Dương, người Pháp trích một phần đất hạt Tây Ninh (hạt Tây Ninh nguyên là toàn bộ phủ Tây Ninh) là phần đất dọc theo rạch Ngã Bát cho Campuchia thuộc Pháp, trong đó có lẽ gồm cả phần đất tỉnh Svay Rieng (tức tỉnh Soài Riêng) đề cập đến ở trên. Các bản đồ của người Pháp thể hiện xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, vẽ với kỹ thuật Tây phương khá chính xác, vào các năm 1872 và 1886 (trước khi thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887) đều thể hiện vùng lồi Svay Rieng thuộc đất Nam Kỳ (Cochinchine).
Huyện Quang Hóa, phía Bắc giáp huyện Tân Ninh cùng phủ Tây Ninh, phía Đông giáp huyện Tân Ninh, phía Nam giáp huyên Tân Ninh và huyện Cửu An phủ Tân An, phía Tây giáp huyện Kiến Hưng phủ Kiến An tỉnh Định Tường nhà Nguyễn. Lỵ sở trước đặt ở thôn Cẩm Giang sau chuyển sang thôn Long Giang, quản lý 4 tổng (Hàm Ninh Hạ (Ham Ninh Ha tong), Mộc Hóa (Moc Hoa tong), Giải Hóa (Giải Hoa tong), Mỹ Ninh (Mi Nin tong)) với 32 làng xã. Đất huyện Quang Hóa phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là địa phân các huyện phía Nam tỉnh Tây Ninh (như Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng,…), các huyện Đông Bắc tỉnh Long An (như Đức Huệ, Hậu Nghĩa, Mộc Hóa,…) và phần phía Nam của tỉnh Svay Rieng Campuchia.
Theo Đại Nam thực lục thì vào khoảng tháng 3 âm lịch năm 1845, Cao Hữu Dực (quyền Tuyên phủ sứ Tây Ninh) cho chiêu mộ dân trong phủ Tây Ninh lập ra 26 thôn làng: Tiên Thuận, Phúc Hưng, Phúc Bình, Vĩnh Tuy, Phúc Mỹ, Long Thịnh, Long Khánh, Long Giang, Long Thái, An Thịnh, Khang Ninh, Vĩnh An, An Hòa, Gia Bình, Long Bình, Hòa Bình, Long Định, Phú Thịnh, Thái Định, Hòa Thuận, An Thường, Thuận Lý, Thiên Thiện, Hướng Hóa, Định Thái, Định Bình, đều thuộc phủ Tây Ninh. Vua Thiệu Trị phê chuẩn quyết định này.
Năm 1861, Sau khi thực dân Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh.
Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều lần thay đổi.
Năm 1897, Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng, trong đó có 10 tổng, 50 làng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện (inspections) là tỉnh (province). Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques (Vũng Tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ 12.
Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định số 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh.
Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ.
Năm 1950, cắt một phần đất của xã Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể.
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ, do Võ Văn Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính.
Năm 1957, tỉnh Tây Ninh chia thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng.
Năm 1959, quận Châu Thành chia thành 2 quận Phước Ninh và Phú Khương; quận Gò Dầu Hạ chia thành 2 quận Hiếu Thiện và Khiêm Hanh.
Năm 1961, quận Trảng Bàng đổi tên thành quận Phú Đức.
Năm 1963, quận Phú Đức được giao cho tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Trảng Bàng. Từ đó đến năm 1975, tỉnh Tây Ninh có 4 quận:
- Quận Phước Ninh có 15 xã; quận lỵ đặt tại Bến Sỏi, sau dời đến ngã ba Tầm Long
- Quận Phú Khương có 11 xã; quận lỵ đặt tại Suối Đá, sau dời đến chợ Long Hoa
- Quận Hiếu Thiện có 15 xã; quận lỵ đặt tại Gò Dầu Hạ
- Quận Khiêm Hanh có 5 xã; quận lỵ đặt tại Bàu Đồn.
Sau năm 1975, tỉnh Tây Ninh có thị xã Tây Ninh và 7 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Phú Khương, Tân Biên, Trảng Bàng.
Ngày 14 tháng 3 năm 1979, đổi tên huyện Phú Khương thành huyện Hòa Thành.
Ngày 13 tháng 5 năm 1989, tách một phần các huyện Tân Biên và Dương Minh Châu để thành lập huyện Tân Châu.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP thành lập thành phố Tây Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tây Ninh.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 thành lập thị xã Hòa Thành và thị xã Trảng Bàng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của hai huyện Hòa Thành và Trảng Bàng.
Tỉnh Tây Ninh có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện như hiện nay.
Hành Chính
Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện với 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã.
Ðơn vị hành chính cấp huyện | Thành phố Tây Ninh |
Thị xã Hòa Thành |
Thị xã Trảng Bàng |
Huyện Bến Cầu |
Huyện Châu Thành |
Huyện Dương Minh Châu |
Huyện Gò Dầu |
Huyện Tân Biên |
Huyện Tân Châu |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 140 | 82,92 | 340,14 | 264 | 580,9 | 435,6 | 260 | 861 | 1.113,2 |
Dân số (người) | 132.592 | 147.666 | 161.831 | 69.849 | 141.875 | 110.152 | 144.667 | 99.115 | 134.700 |
Mật độ dân số (người/km²) | 947 | 1.781 | 476 | 223 | 244 | 253 | 556 | 115 | 121 |
Số đơn vị hành chính | 7 phường, 3 xã | 4 phường, 4 xã | 6 phường, 4 xã | 1 thị trấn, 8 xã | 1 thị trấn, 14 xã | 1 thị trấn, 10 xã | 1 thị trấn, 8 xã | 1 thị trấn, 9 xã | 1 thị trấn, 11 xã |
Năm thành lập | 2013 | 2020 | 2020 | 1959 | 1975 | 1989 | 1955 | 1749 | 1989 |
Kinh tế – Xã Hội
Kinh tế:
Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan,… Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xã hội
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh có 410 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 106 trường, Tiểu học có 271 trường, chuyên 1 trường, bên cạnh đó còn có 116 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
Tây Ninh có một trường chuyên là THPT Chuyên Hoàng Lê Kha: số 368, Trường Chinh, khu phố 3, thành phố Tây Ninh (địa chỉ cũ là 23, Võ Thị Sáu, Khu phố 4, thành phố Tây Ninh).
Một số trường đứng top đầu của tỉnh về thành tích và số học sinh đậu đại học cao của tỉnh:
- THPT Chuyên Hoàng Lê Kha
- THPT Tây Ninh
- THPT Lý Thường Kiệt
Ngoài ra một số trường dân lập của tỉnh: Liên Cấp TTC, Nguyên Bỉnh Khiêm.
Văn Hoá – Du Lịch
Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam. Tây Ninh hiện còn 2 trong 3 tháp cổ ở vùng đất nam bộ của nền văn hóa Óc Eo (Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII) hầu như còn nguyên vẹn là Tháp Chót mạt ở xã Tân Phong huyện Tân Biên và Tháp Bình Thạnh huyện Trảng Bàng Theo thống kê của ban Dân tộc tỉnh Tây Ninh hiện Tây Ninh có 21 dân tộc cùng chung sống,dân tộc Tà Mun (hình như là hậu duệ của Vương quốc Phù Nam) ở Tây Ninh đang làm thủ tục để công nhận là dân tộc thứ 55 của Việt Nam.
Du Lịch:
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những công trình nhân tạo hoành tráng :
- Núi Bà Đen cao 986m là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam và là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng.
- Vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát nơi có động thực vật phong phú đại diện cho hai kiểu rừng của Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Đăc biệt rừng ở Vườn Quốc Gia Lò Gò- Xa mát có một loài Lan đặc hữu có thể trị bệnh ung thư là Lan nắp ấm. Ngoài ra còn hai cây di sản quốc gia là cây Vên Vên và cây Dầu trên 200 năm tuổi. Các trảng trấp ở Vườn quốc gia còn có các loài chim di cư quý hiếm như: Sếu đầu đỏ, gà đẫy Java, Cò ma, Diệc …
- Hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt hồ hơn 27 ngàn hecta đã từng là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất khu vực Đông nam á. Hệ thống kinh dẩn nước của hồ Dầu Tiếng có chiều dài hơn 2.000 km, được thi công chủ yếu là sức người của nhân dân Tây Ninh trong giai đoạn Thập kỷ 80 của Thế kỷ trước, cho thấy sự vỉ đại của công trình.Trên cao nhìn xuống từ máy bay Trực thăng, bạn sẽ thấy một bông hoa nước tuyệt đẹp được kết hợp từ mặt hồ và hệ thồng kinh dẩn nước. bạn có thể tưởng tượng một lúc nào đó từ bạn sẽ được ngồi trên chiếc Thủy phi cơ ngắm nhìn từ trên cao xuống một bông hoa nước rồi đáp trên mặt hồ uống một ly cà phê nóng trên nhà hàng nỗi trên mặt hồ , ôi! thú vị làm sao.
- Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh nguy nga, tráng lệ, được xây cất gần 100 năm với một kiến trúc độc đáo. Sự kết hợp giửa hai trường phái kiến trúc Đông Tây làm nên một diện mạo hài hòa của Tòa thánh. Nhìn toàn cảnh phía trước Tòa Thánh là hồ nước(Bàu cà-na) phía sau là Núi Bà đen, bên trong là rừng thiên nhiên kết hợp với các công trình xây dựng của đạo đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
- Trung ương Cục Miền Nam một di tích lịch sữ đặc biệt, một căn cứ địa cách mang trong thời kỳ chống Mỹ, nơi đã trải qua nhiều trận càn khóc liệt của Mỹ hòng tiêu diệt thủ đô kháng chiến của miền Nam, nơi ở và làm việc của nhiều vị lãnh đạo cao cấp của đất nước như Nguyễn Văn Linh, Võ văn Kiệt, Nguyễn Thị Định v.v.. Đây là nơi về nguồn trong dịp lể và nghỉ hè của các bạn.
- Khu địa đạo An Thới Trảng Bàng kết hợp với địa đạo Củ Chi, sẽ là điểm đến của các bạn thích mạo hiểm khám phá các thành phố ngầm dưới lòng đất.
- Ngoài ra các bạn còn có thể đến các địa điểm cũng không kém phần hấp dẩn như: Ma Thiên Lãnh( nơi được ví như Đà Lạt 2), Chùa Cao Sơn Tự ở Gò Dầu.v.v..
Ẩm thực
Tây Ninh nổi tiếng với các loại đặc sản sau đây:
- Bánh Tráng phơi sương: Loại đặc sản này ngày nay đã được sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh và được sản xuất công nghiệp, nhưng nó vẫn gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Trước năm 1980, Bánh Tráng Trảng Bàng được sản xuất từ củ sắn (khoai mì). Nhưng ngày nay thì chỉ được sản xuất từ lúa gạo. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ.
- Bánh Canh thịt heo Trảng Bàng: Bánh Canh Trảng Bàng là một loại thức ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
- Muối tôm: là một đặc sản rất nổi tiếng của Tây Ninh.Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, đến nay đã có hơn 100 cơ sở làm các loại sản phẩm muối Tây Ninh, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và thành phố Tây Ninh.
- Mãng cầu Bà Đen (trái na): được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen của Tây Ninh. Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà trái mãng cầu có quanh năm. Ngay cả các tháng 3-4-5, sản lượng cũng đạt gần 1.000 tấn/tháng. Tỉnh Tây Ninh đã tiến hành đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ về bảo hộ địa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý “Bà Đen” cho sản phẩm mãng cầu được trồng ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận núi Bà.
- Bánh tráng trộn
- Thằn lằn núi và ốc núi cũng là đặc sản nỗi tiếng của Tây Ninh
- Cá Cầy trên sông Vàm cỏ Đông hay cá Lăng trong lòng hồ Dầu Tiếng cũng là những món ăn đặc sản khi đến Tây Ninh.
- Bánh xèo Lò Gò- Xa Mát: đặc biệt bánh xèo ở đây khác ở các nơi khác là bột làm bằng gạo từ giống lúa xưa của dân tộc Khơ me, nhân bánh là hổn hợp của măng rừng và gà rừng lai, kết hợp với hơn 18 loại rau rừng đặc sản của Vườn Quốc gia
- Bò tơ Tây Ninh: Hiện có hơn 25 chi nhánh từ Miền Đông đến Miền tây, bạn sẽ được thưởng thức món thăn tái chanh và bò nướng y không nơi nào sánh bằng. Thịt bò ở đây rất tươi, bò được chọn kỷ lưỡng được vỗ béo theo công thức riêng nên miếng thịt có vị thơm ngon đặc biệt.
Dân cư
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Tây Ninh đạt 1.169.165 người, mật độ dân số đạt 268 người/km², Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 207.569 người, chiếm 17,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 961.596 người, chiếm 82,2% dân số. Dân số nam đạt 584.180 người, nữ đạt 584.985 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,92 %.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Tây Ninh có 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 415.920 người, Công giáo có 45.992 người, Phật giáo có 38.336 người, các tôn giáo khác như Hồi giáo 3.337 người, Tin Lành có 684 người, Phật giáo hòa hảo có 236 người, Minh Sư Đạo có bốn người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có hai người, Bà-la-môn có một người.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có đủ 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.050.376 người, người Khmer có 7.578 người, người Chăm có 3.250 người, người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Thái, Tày…
Giao thông
Tây Ninh có đường Xuyên Á đi qua với chiều dài gần 28 km, nối thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài. Tây Ninh có 2 tuyến sông chính là tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có cảng sông Bến Kéo nằm trên sông Vàm Cỏ Đông.
Dự kiến trong thời tới Cao tốc TP HCM – Mộc Bài Tây Ninh hoàn thành năm 2025 đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
(theo wikipedia)