Người giữ lửa nhạc cụ dân tộc, nhạc lễ Toà Thánh Tây Ninh

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại hình giải trí độc đáo và mới mẻ, âm nhạc dân tộc đang ngày một phai nhạt trong xã hội hiện đại. Thế nhưng có những nghệ nhân vẫn ngày đêm dành hết tình yêu, nhiệt huyết ra sức giữ gìn để âm nhạc dân tộc không bị mai một.

Hơn 50 năm gắn bó với nghiệp đàn, nghệ nhân Nguyễn Văn Long- tên thường gọi là Sáu Long được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ tài hoa, cũng như tâm huyết của ông dành cho loại hình nhạc cụ dân tộc.

 


Ở tuổi ngoài 60, ông Sáu Long vẫn nhớ rõ cảm giác mê mẩn
của tuổi trẻ khi lần đầu tiên vô tình nghe được tiếng đàn, điệu nhạc trong một thánh thất Cao Đài. Những cung thanh, cung trầm vừa trong trẻo, vừa da diết của các loại nhạc cụ dân tộc có sức cuốn hút kỳ lạ đối với ông. Niềm đam mê đã trở thành động lực để ông dành trọn sức mình để bảo tồn và gìn giữ những nét tinh hoa của nhạc cụ dân tộc. Mỗi khi chạm tay vào những dây đàn, ông Sáu gần như gửi cả tâm hồn mình vào đó.

 


Tâm huyết với việc bảo tồn, gìn giữ vốn tinh hoa, quý báu của nhạc cụ dân tộc, ông Sáu còn tận tâm đem hết ngón nghề của mình truyền dạy cho các thế hệ sau.
CLB lớp nhạc lễ và đờn ca tài tử Về nguồn của ông Sáu là địa chỉ quen thuộc cho những ai yêu thích nhạc cụ dân tộc. Ông dạy miễn phí cho những người yêu đàn hát, đào tạo những trẻ em có năng khiếu. Từ đờn cò, đờn kìm, đờn tranh, đờn sến, đờn tam, đờn tì bà, guitar… đều được ông Sáu tận tình chỉ dẫn.

 


Gần 20 năm qua, lớp học đơn sơ nhưng luôn ấm áp bởi tâm huyết của ông Sáu đã truyền lửa cho biết bao thế hệ trẻ. Từ lớp học này của ông không ít người đã trưởng thành, thành tài và nối tiếp cha chú truyền dạy những ngón đờn.

 

Video từ Báo Tây Ninh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: No coppy !!