Làm ʙồɴ nuôi cá “ɴʜâɴ sâᴍ nước” trên cạn, ᴅịᴄʜ ᴄ.ᴏ.ᴠ.ɪ.ᴅ-𝟷.𝟿 như thế nông dân này của tỉnh Tây Ninh vẫn bán giá cao

Dọc theo bờ kênh Tây thuộc xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh (gần vị trí cầu Máng), có trại cá chạch lấu của anh Nguyễn Phúc Mến (sinh năm 1987) loài cá có người gọi là “nhân sâm nước”.

Anh Nguyễn Phúc Mến (xã Tân Bình, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) bắt đầu nuôi cá chạch lấu tại cầu Máng cách đây khoảng 2 năm.

Các ao nuôi cá chạch lấu của anh được xây nổi trên mặt đất, theo anh, tuy xây ao nổi có tốn kém hơn nhưng bảo đảm được chất lượng cá nuôi.
Làm bồn nuôi cá "nhân sâm nước" trên cạn, dịch Covid-19 như thế nông dân này của tỉnh Tây Ninh vẫn bán giá cao - Ảnh 1.

Anh Mến xây dựng 4 ao nuôi cá chạch lấu, mỗi ao có chiều cao 1,2m, diện tích 176 mét vuông chứa được 200 khối nước.

Ở đáy ao tạo thành hình phễu, lõm ở giữa để dễ dàng vệ sinh nước ao, rút các chất bẩn ra bên ngoài. 4 ao anh thả 28 ngàn con cá chạch lấu giống.

Anh Mến chia sẻ việc chọn nuôi loài cá chạch lấu này vì có điểm thuận lợi là khi không xuất bán được thì cứ để nuôi, càng lớn cá càng có giá trị kinh tế.

Cá chạch lấu không phải như các loại cá khác phải xuất bán đúng lứa. Do đó, thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, giãn cách xã hội cả tỉnh Tây Ninh trong thời gian dài, anh vẫn an tâm chăm sóc đàn cá của mình mà không bị ảnh hưởng vì hạn chế đầu ra.
Làm bồn nuôi cá "nhân sâm nước" trên cạn, dịch Covid-19 như thế nông dân này của tỉnh Tây Ninh vẫn bán giá cao - Ảnh 2.

Cá chạch lấu từ trong giá thể tại mô hình nuôi trong ao của gia đình anh Nguyễn Phúc Mến (xã Tân Bình, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

Trong quá trình nuôi cá chạch lấu, anh xác định 2 loại bệnh mà cá thường gặp nhất là ký sinh trùng và nhiễm trùng đường ruột.

Anh mua máy xét nghiệm, máy nội soi mẫu cá, dành thời gian học thêm kiến thức về chăm sóc, trị bệnh cho cá. Nhờ chịu khó học hỏi và mạnh dạn đầu tư, trại cá chạch lấu của anh Mến đang phát triển tốt.

Dịch Covid-19 tuy có ảnh hưởng đến lợi nhuận trong đợt xuất bán cá chạch lấu đầu tiên, nhưng thu nhập khá cao.

4 ao cá của anh có sản lượng khoảng 7-8 tấn. Đợt xuất bán đầu tiên vào tháng 10 vừa qua, anh bán được 2 tấn, giá thị trường loại 400 gram/con trở lên là 220.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, 1 tấn cá anh còn lãi từ 50 -70 triệu đồng. Thời gian nuôi từ 10 đến 12 tháng.

Ông Lâm Đặng Nguyên Khang- Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, cho rằng, đây là mô hình nuôi cá chạch lấu đầu tiên phát triển trên địa bàn xã Tân Bình cũng như trên địa bàn thành phố Tây Ninh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Địa bàn xã Tân Bình có nguồn nước từ kênh Tây rất thuận lợi nuôi thủy sản. Loại cá chạch lấu này lại không lệ thuộc vào thời gian, nuôi cá càng lớn, lợi nhuận càng cao. Ông Khang cho biết sẽ nhân rộng mô hình nuôi cá chạch lấu này đến bà con nông dân trong xã.
Làm bồn nuôi cá "nhân sâm nước" trên cạn, dịch Covid-19 như thế nông dân này của tỉnh Tây Ninh vẫn bán giá cao - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Phúc Mến (bìa phải) giới thiệu quy trình nuôi cá chạch lấu tại ao của gia đình tại xã Tân Bình, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Anh Mến cũng cho biết, anh sẵn sàng cung cấp con cá chạch lấu giống cho người dân và hỗ trợ tận tình kỹ thuật nuôi cá chạch lấu, chăm sóc cá để cùng nhau nâng cao đời sống kinh tế gia đình.

Cá chạch lấu là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cá chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus Armatus. Thân cá chạch lấu có màu xanh đậm hoặc đen xám và nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, cơ thể dài đến 90cm và có thể nặng đến 1kg/con.

Cá chạch lấu được ví như là “nhân sâm nước” bởi giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, nên dù được bán với giá cao nhưng vẫn cung không đủ cầu.

Nguồn: Danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: No coppy !!